Tiểu đường là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng. Vậy các biến chứng của tiểu đường là gì, có gây nguy hiểm không?
Biến chứng của tiểu đường cấp tính
Nhiễm toan ceton
Là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa, vì tăng nồng độ axit. Đây là sản phẩm của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tăng áp lực thẩm thấu
Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Đây là biến chứng nặng nhất và rất dễ tử vong. Vì vậy, người bệnh cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Hạ đường huyết
Xảy ra khi đường huyết xuống dưới 3,6mmol/l. Nguyên nhân có thể là dùng quá liều thuốc hạ đường huyết, ăn uống kiêng khem quá mức. Hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu. Dấu hiệu là bệnh nhân đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể hôn mê, thậm chí tử vong.

Biến chứng của tiểu đường mãn tính
Đây là những biến chứng của tiều đường sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính. Cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo. Từ đó, làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
Biến chứng về mắt
Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.
Biến chứng về tim mạch
Bị tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh về tim mạch. Có thể kể đến như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị di chứng liệt hoặc tử vong.
Biến chứng về thần kinh
Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của tiểu đường. Lúc này, lượng đường trong máu và huyết áp quá cao có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương, và nhiều chức năng khác.
Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng. Vì điều này sẽ khiến chúng ta không chú ý đến các chấn thương. Dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ bị cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người không bị bệnh.
Biến chứng về thận
Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận. Từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người bị tiểu đường hơn những người không bị bệnh. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
Biến chứng nhiễm trùng
Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Điều này làm suy yếu hệ miễn dịch và gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

Phòng ngừa biến chứng của tiểu đường như thế nào?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính kéo dài nên người bệnh phải chung sống cả đời với bệnh. Tuy nhiên, nếu kiểm soát lượng đường huyết trong máu tốt, người bệnh vẫn có thể phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Để làm được điều đó, người bệnh cần:
- Tuân thủ việc dùng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ. Tránh việc tự ý dùng tràn lan các loại thuốc bán trên thị trường, thuốc không rõ nguồn gốc…
- Không dùng đơn thuốc của bệnh nhân tiểu đường khác. Nguyên nhân là do triệu chứng, thể trạng của mội người khác nhau.
- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý. Tăng cường ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ…. được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng…
- Tăng cường vận động thể lực, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao được khuyến khích là đi bộ, yoga, tập thái cực quyền, tập gym…
- Không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia, các chất kích thích. Không nên ăn các món ăn rán, xào nhiều dầu mỡ… Hoặc tiêu thụ nhiều đồ ngọt, thực phẩm nhiều chất béo không lành mạnh…
Hệ Thống Nhà Thuốc Coastline Care
- Gia Hân: 284/43-45 Lý Thường Kiệt, P14, Q10, HCM
- Coastline Care Số 1 : 85 Vườn Chuối, P4, Q3, HCM
- Coastline Care Số 2: 780/14M Sư Vạn Hạnh, P12, Q10, HCM (Cherry Spa)
- Hưng Phát: 215 Nguyễn Văn Khối (Cây Trâm), P8, Gò Vấp, HCM
- Hotline: 0931.114.631
- Email: [email protected]
Hệ Thống Nhà Thuốc Coastline Care Áp Dụng Giao Hàng Tại: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Chánh, Quận Bình Tân, TP Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Tân Bình, Tân Phú.. Và các tỉnh khác trên toàn quốc.