tiêm thuốc tiểu đường insulin

Chúng ta cần phải nắm rõ hướng dẫn sử dụng để tiêm thuốc tiểu đường insulin đúng cách. Nếu không, dễ gây ra tai biến nguy hiểm như hạ đường huyết hoặc không kiểm soát được đường huyết…

Khi nào tiêm thuốc tiểu đường insulin?

tiêm thuốc tiểu đường insulin
Ảnh minh họa: Internet

Chỉ định sử dụng

Bệnh nhân có thể dùng insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu mức HbA1c >9% và mức glucose máu lúc đói >15mmol/l.
Người bệnh tiểu đường đang mắc một bệnh cấp tính khác. Như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Bệnh nhân tiểu đường bị suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu. Hoặc người bệnh đang bị tổn thương gan…
Người bệnh tiểu đường đang mang thai hoặc tiểu đường thai kỳ.
Đã từng điều trị bằng các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả hoặc bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu…

Bắt đầu dùng insulin

Thường thì liều sulfonylurea được giảm đi 50% và chỉ uống vào buổi sáng.
Liều insulin thường bắt đầu với liều 0,1 UI/kg loại NPH, tiêm trước lúc đi ngủ.
Ngày 2 mũi tiêm với insulin hỗn hợp (insulin mixt), tùy theo mức glucose huyết tương và/hoặc HbA1c.

Điều chỉnh liều insulin

Cần điều chỉnh liều insulin khi tăng liều sulfonylure đến mức tối đa. Hoặc liệu pháp insulin đạt tới mức 0,3 UI/kg mà vẫn không hạ được lượng đường trong máu.
Điều chỉnh liều insulin 3-4 ngày/lần hoặc 2 lần/tuần

Cách tiêm thuốc tiểu đường insulin

  • Trước khi dùng, bệnh nhân cần đo nhiều lần và ghi mức độ đường huyết để bác sĩ kê đơn.
  • Bệnh nhân cần tiêm ít nhất 2 lần/ngày. Có người cần đến 3-4 lần tiêm mới đủ để kiểm soát huyết.
  • Ngày tiêm 2 lần với insulin có tác dụng ngắn hoặc trung bình; trước bữa điểm tâm và bữa tối. Insulin ngắn hạn giúp kiểm soát đường vào buổi sáng và chiều tối. Insulin trung bình có thể dùng cho buổi chiều và qua đêm.
  • Ngày tiêm 3 lần với insulin ngắn hạn cho buổi sáng và trước bữa cơm chiều, dùng insulin trung bình cho ban đêm.
  • Ngày tiêm nhiều lần với insulin ngắn hạn trước bữa ăn chính và insulin trung bình trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Nếu dùng insulin nhiều thì đường huyết sẽ xuống quá thấp. Do đó, người bệnh có thể bị phản ứng insulin. Các triệu chứng có thể gặp như nhức đầu, người run rẩy, mệt mỏi, tim đập nhanh. Hoặc đổ mồ hôi, buồn nôn, đói bụng, mất định hướng. Đôi khi, người bệnh sẽ bị bất tỉnh, hôn mê.

Khi mới dùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách thay đổi liều lượng. Sau khi đã quen với tình trạng bệnh của mình thì bệnh nhân có thể tự tăng hoặc giảm thuốc. Thường thì người bệnh có thể tăng insulin ngắn hạn khi ăn nhiều hơn và ít vận động. Giảm insulin khi ăn ít hơn và làm việc tốn sức.

Tiêm thuốc tiểu đường insulin ở vị trí nào?

tiêm thuốc tiểu đường insulin
Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, insulin sẽ được tiêm tại bụng, cánh tay, thắt lưng hoặc đùi của người bệnh. Trong đó, vị trí tiêm sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Insulin của cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Tiêm Insulin tại bụng giúp hấp thu nhanh nhất Insulin vào máu.
  • Tiêm Insulin vào đùi hoặc thắt lưng là vị trí mà Insulin hấp thụ vào máu chậm nhất.

Nếu tiêm insulin lặp lại liên tục tại vị trí da trong một thời gian dài có thể gây ra các bất thường cho mô mỡ. Có thể bị gây teo hoặc phì đại ngoài ý muốn. Do đó, nên thay đổi vị trí tiêm thuốc thường xuyên. Giúp vùng da được “nghỉ ngơi” và không bị tổn thương.

Cách bảo quản thuốc tiểu đường insulin

  • Bảo quản insulin ở nơi không có ánh sáng và nhiệt. Nếu không bảo quản insulin trong tủ lạnh thì nên để thuốc ở mức độ lạnh vừa đủ (nhiệt độ từ 13,33 độ C – 26,67 độ C);
  • Không được để insulin đông lạnh hay dùng insulin đông lạnh. Kể cả khi đã được rã đông;
  • Bảo quản chai insulin không sử dụng, hộp đựng và bút tiêm insulin trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2,22 độ C – 7,78 độ C. Nếu bảo quản hợp lý, insulin sẽ có tác dụng tốt đến ngày hết hạn in trên bao bì.
  • Giữ hộp đựng và bút tiêm insulin đang sử dụng gần đây ở nhiệt độ phòng (từ 13,33 độ C – 26,67 độ C).

Hệ Thống Nhà Thuốc Coastline Care

  • Gia Hân: 284/43-45 Lý Thường Kiệt, P14, Q10, HCM
  • Coastline Care Số 1 : 85 Vườn Chuối, P4, Q3, HCM
  • Coastline Care Số 2: 780/14M Sư Vạn Hạnh, P12, Q10, HCM (Cherry Spa)
  • Hưng Phát: 215 Nguyễn Văn Khối (Cây Trâm), P8, Gò Vấp, HCM
  • Hotline: 0931.114.631
  • Email: [email protected]

Hệ Thống Nhà Thuốc Coastline Care Áp Dụng Giao Hàng Tại: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Chánh, Quận Bình Tân, TP Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Tân Bình, Tân Phú.. Và các tỉnh khác trên toàn quốc.